Tuy nhiên, mặc dù giữ vị trí thiết yếu trong chuỗi sản xuất, thương mại nhưng logistics lại là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường đáng kể khi hoạt động vận chuyển hàng hóa chiếm tới khoảng 8% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới.
Nhiều doanh nghiệp (DN) logistics đang từng bước tham gia hỗ trợ sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước cũng như xuất, nhập khẩu với những tiêu chí xanh, bởi hầu hết các DN logistics đều hiểu rằng, đó là bước đi quan trọng hướng tới phát triển bền vững.
Lượng phát thải lớn
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, những năm gần đây mặc dù chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, song ngành logistics Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các DN và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong tiến trình hội nhập toàn cầu, logistics nhanh chóng chuyên môn hóa và trở thành ngành dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù giữ vị trí thiết yếu trong chuỗi sản xuất, thương mại nhưng logistics lại là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường đáng kể khi hoạt động vận chuyển hàng hóa chiếm tới khoảng 8% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, trung bình mỗi năm, hoạt động vận tải tại Việt Nam phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2; trong đó, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải. Lượng phát thải này được dự báo sẽ tăng trung bình 6-7% mỗi năm; đồng thời, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam đang bị đánh giá cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới (1.090 gam CO2/GDP).
Do đó, phát triển logistics xanh là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của ngành. Mục đích của logistics xanh là tối ưu hóa mối liên hệ giữa việc vận hành kho, phân phối hàng hóa và môi trường tự nhiên. Qua đó, phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm giảm tính sẵn có và chất lượng tài nguyên.
Đây cũng là yếu tố thúc đẩy xu hướng “xanh hóa” ngành logistics. Hiện nhiều DN logistics toàn cầu khi thuê ngoài dịch vụ cũng yêu cầu tiêu chuẩn khí thải đối với các DN logistics thứ 3.
Doanh nghiệp vào cuộc “xanh hóa”
Hiện có nhiều DN trong ngành đã và đang bắt nhịp với xu hướng logistics xanh, lan tỏa thông điệp ý nghĩa về môi trường và thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Đơn cử, Tân Cảng Sài Gòn đã xây dựng cảng xanh hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với các mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, xây dựng và áp dụng các biện pháp bảo vệ và thân thiện với môi trường; ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý các hoạt động; thay thế thiết bị nâng hạ sử dụng dầu diesel bằng các thiết bị chạy điện giúp tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn… Trong đó, Tân Cảng - Cát Lái tại TPHCM là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng Mạng lưới dịch vụ cảng APEC.
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm và ách tắc giao thông, hiện nay, 80% vận chuyển hàng hóa giữa cảng Cái Mép - Thị Vải và khu vực lân cận với Tân Cảng Sài Gòn được thực hiện bằng xà lan thay cho ô tô tải. Ở các cảng thành phần phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long được phát triển vận tải bằng xà lan thay cho xe tải đã góp phần giảm thiểu khí thải CO2...
Một ví dụ khác, Kho lạnh Nam Hà Nội là một trong những DN kinh doanh dịch vụ kho lạnh hưởng ứng sớm nhất đã đạt danh hiệu Năng lượng xanh Hà Nội 3 sao do UBND Hà Nội trao tặng. Với dịch vụ đóng gói hàng hóa và sử dụng màng bọc dễ phân hủy được làm từ nguyên liệu bao bì đơn giản nhất, có thể phân hủy trong tự nhiên, DN đã bước thêm một bước chung tay với xã hội bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên đánh giá hoạt động gây hư hại hàng hóa và những điểm chưa tốt, chưa đúng trong quá trình vận chuyển có tác động trực tiếp tới ô nhiễm môi trường.
Đó là những minh chứng cho thấy, cùng với dòng chảy “xanh hóa” của nền kinh tế, các DN logistics đã và đang nỗ lực thâm nhập vào dòng chảy này. Bởi, hơn lúc nào hết các DN ngành logistics nói riêng, cộng đồng DN nói chung đều hiểu rõ rằng, chỉ khi phát triển xanh, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm xã hội, thì DN mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. Ngược lại nếu đi ngược với xu hướng “xanh”, DN sẽ khó tồn tại.
Để “xanh hóa” logistics, PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cho rằng, nhà quản lý cần sớm xem xét xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển logistics xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; theo đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức, đầu tư, nâng cấp, quy hoạch hệ thống kho bãi phù hợp. Ngoài ra, về cơ chế, chính sách, cần khuyến khích, thúc đẩy DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ phát triển logistics xanh, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế trong vận tải đường bộ, thay đổi phương thức vận tải; tạo động lực thông qua giảm thuế và chi phí cho DN.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cộng đồng DN trong ngành rất cần được hỗ trợ nguồn vốn để phát triển công nghệ, chuyển đổi số trong khuôn khổ chương trình hành động quốc gia về logistics. Bởi, trong bối cảnh mới, không chỉ ngành logistics mà tất cả các lĩnh vực đều cần có năng lực quản lý dòng hàng hóa quốc tế để có đủ sức cạnh tranh.
Nhấn mạnh vai trò của ngành logistics đối với nền kinh tế, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu quan điểm, xanh hóa hay nói cách khác, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để toàn ngành phát triển bền vững. Do vậy các hiệp hội, ngành hàng cần nâng cao ý thức, chung tay kiến tạo hệ sinh thái logistics xanh, chuỗi cung ứng bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông, phân phối hàng hóa. Ông Hải cho biết, cơ quan quản lý sẽ hỗ trợ DN tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, chú trọng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, tránh xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa sơ chế, có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp./.
Xem thêm: Chành xe miền Trung
========oO0Q0Oo========
Các dịch vụ chính: Chành xe đi Đà Nẵng; Gửi hàng đi Huế; Gửi hàng Quảng Ngãi giá rẻ; Vận chuyển hàng đi Quảng Nam; Chành xe Bình Định; Chành xe Phú Yên trong ngày; Chành xe đi Gia Lai; Vận chuyển hàng đi Đăk Lăk; Gửi hàng đi Vsip Quảng Ngãi; Chành xe Bình Sơn Quảng Ngãi; Gửi hàng về KCN Tịnh Phong Quảng Ngãi; Gửi hàng đi KKT Dung Quất; Chành xe đi Tam Kỳ; Chành xe đi KCN Điện Nam - Điện Ngọc; Gửi hàng đi KCN Liên Chiểu; Gửi hàng KCN Hòa Khánh; Gửi hàng Quận Hải Châu; Gửi hàng đi KCN Hòa Cẩm; Chành xe về Quận Cẩm Lệ giá rẻ; Gửi hàng đi Đà Nẵng; Vận chuyển hàng đi KCN Phú Bài; Gửi hàng Quận Sơn Trà; Gửi hàng về Duy Xuyên Quảng Nam; Vận chuyển hàng Điện Bàn Quảng Nam; Chành xe Quảng Ngãi đi Sài Gòn; Gửi hàng đi Quy Nhơn giá rẻ; Dịch vụ vận chuyển hàng Miền Trung; Gửi xe máy đi Quảng Ngãi; Chành xe gửi hàng đi Kon Tum; Gửi hàng về Buôn Ma Thuột; Chành xe đi Hà Nội; Dịch vụ gửi hàng Tây Nguyên; Chành xe gửi hàng đi Thanh Hóa; Chành xe đi Quảng Ngãi; Chành xe đi Quảng Trị; Chành xe đi Quảng Bình
===== DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN=====
CHÀNH XE MIỀN TRUNG
CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG & ỦNG HỘ CHÚNG TÔI.
✪✪✪✪✪✪✪✪✪✪✪✪
Mọi yêu cầu hỗ trợ xin liên hệ:
ĐỊA CHỈ: 708 Lê Thị Riêng - P. Tân Thới An - Quận 12 - TP Hồ Chí Minh.
HOTLINE: 0909 445 039
EMAIL: Chanhxemientrung@gmail.com
WEBSITE: Chanhxemientrung.com
Thị trường này trong năm 2022 giảm 5% nhưng dự kiến tăng trưởng ở mức 7,9% vào năm 2023, theo công ty tư vấn nghiên cứu thị trường Ti Insight.
TRUNG QUỐC"Ông lớn" thương mại điện tử dự định "công nghiệp hóa" ChatGPT thành công cụ chatbot, phục vụ lĩnh vực bán lẻ, tài chính, logistics...
Nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility mới công bố danh sách 50 thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2023. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 10 trên tổng số 50 thị trường logistics mới nổi.
Trong bài phát biểu, Van Erlach đã giải đáp ba câu hỏi các nhà lãnh đạo logistics nên đặt ra để tận dụng mạng lưới vận chuyển và giảm chi phí cho khách hàng.
Doanh nghiệp vận tải Cosco (Trung Quốc) khai trương hai trung tâm logistics biển và hàng không tại Quảng Châu tuần trước, tiến sâu hơn vào lĩnh vực này.
Các công ty logistics và dịch kho bãi, lưu trữ lớn trên thế giới cắt giảm 20.000 công nhân vào tháng 10 khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng giảm bớt.
Trong khi nhiều nhà khai thác vận tải đang đưa ra nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường, một số lại miễn cưỡng trả phí cao hơn để sử dụng nhiên liệu thay thế.
Chi phí vận chuyển container đường biển giảm giúp các nhà bán lẻ tiết kiệm, đồng thời trì hoãn việc ký hợp đồng mới để giá giảm hơn nữa.
TRUNG QUỐCCainiao Network, JD Logistics, SF Express... đồng loạt rót vốn thuê các nhà kho tại sân bay, cải thiện hạ tầng, gia tăng dịch vụ vận chuyển hàng không.
Phương thức vận tải đường bộ hiện chiếm khoảng 70% tổng lượng hàng hóa vận chuyển và khoảng 60% tổng chi phí logistics cả nước. Song do các ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, chi phí vận chuyển gia tăng gây nhiều tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.